Your browser does not support JavaScript!

Thư Chào Mừng

Kính thưa các Quý Thầy/Cô, các Quý vị Đại biểu và các Quý đồng nghiệp.

Việt Nam và Nhật Bản là hai dân tộc có mối quan hệ từ rất lâu đời đó là sự kết nối tự nhiên giữa hai quốc gia cùng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và hai dân tộc có nhiều điểm tương đồng, một sự gắn kết được coi là đặc tính lịch sử. Nhật Bản là một trong những quốc gia sớm nhất thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Từ khi hai nước thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện vì hoà bình và thịnh vượng châu Á, quan hệ giữa hai nước không ngừng được củng cố và phát triển trên nhiều lĩnh vực. Trên chặng đường hơn 35 năm đổi mới và 50 năm kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao (21/9/1973 - 21/9/2023), Nhật Bản đã luôn hỗ trợ, đồng hành cùng Việt Nam trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội và là đối tác cung cấp viện trợ phát triển chính thức (ODA) số 1 cho Việt Nam.

Hướng đến Lễ kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản, thay mặt Ban tổ chức Hội thảo, tôi trân trọng thông báo Bệnh viện Bạch Mai phối hợp với Trung tâm Y tế tiên tiến Nhật Bản (MEJ) và Viện Nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) tổ chức Hội thảo khoa học Quốc tế Việt Nam – Nhật Bản lần thứ 2 với chủ đề phòng, chống các bệnh không lây nhiễm vào ngày 27/6/2023 tại Bệnh viện. Mục tiêu của Hội thảo nhằm thúc đẩy hợp tác, thắt chặt tình hữu nghị giữa hai nước nói chung và tăng cường hợp tác trong lĩnh vực y tế nói riêng.

Đối với ngành y tế, Nhật Bản đã có những hỗ trợ to lớn trong việc tăng cường năng lực hệ thống khám chữa bệnh và dự phòng trên toàn quốc. Các Bệnh viện trọng điểm của Việt Nam như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện TW Huế, Bệnh viện Chợ Rẫy và nhiều bệnh viện tỉnh đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của Chính phủ và nhân dân Nhật Bản thông qua các Dự án Viện trợ không hoàn lại xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất cũng như Dự án Hợp tác kỹ thuật tăng cường năng lực cho nhân viên y tế. Bệnh viện Bạch Mai nhận được sự hỗ trợ từ chính phủ Nhật Bản thông qua 3 dự án viện trợ không hoàn lại (ODA): “Nâng cấp Bệnh viện Bạch Mai” (1998-2000) có tổng trị giá 6.038 tỷ yên Nhật bao gồm 1 khu nhà điều trị 6 tầng, 1 khu nhà kỹ thuật 4 tầng, khu cơ khí 1 tầng, trang bị trang thiết bị y tế và đào tạo cán bộ về quản lý và vận hành tòa nhà tại Nhật Bản. Tòa nhà này được coi là biểu tượng hợp tác y tế Việt Nam - Nhật Bản, được Nhân dân Việt Nam gọi với cái tên thân thương “Bệnh viện Việt Nhật”; Dự án “Tăng cường Năng lực Bệnh viện Bạch Mai” (2000-2005) với mục đích nâng cao chất lượng chăm sóc y tế, tăng cường năng lực của Bệnh viện Bạch Mai, từ đó nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc y tế tới các tỉnh phía Bắc thông qua các hoạt động đào tạo, chuyển giao kỹ thuật,…

Đồng thời, Dự án đã hỗ trợ xây dựng toà nhà Trung tâm Đào tạo 3 tầng với tổng diện tích gần 2.000 m2. Hiện nay tòa nhà là nơi đào tạo tập trung không chỉ cho các cán bộ của Bệnh viện Bạch Mai mà còn cho các cán bộ của các bệnh viện tỉnh phía Bắc. Dự án đã được phía Nhật Bản và Việt Nam đánh giá cao, hiệu quả to lớn và thiết thực; Dự án “Tăng cường năng lực đào tạo của Bệnh viện Bạch Mai cho các bệnh viện tỉnh” (2005-2010) với mục đích phát triển chuyê n môn cho các bệnh viện tuyến tỉnh, tập trung vào các lĩnh vực như hồi sức cấp cứu, nhi khoa, chăm sóc toàn diện và kiểm soát nhiễm khuẩn và các lĩnh vực khác thông qua mô hình đào tạo mới. Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ Dự án: “Tăng cường Chất lượng nguồn nhân lực trong hệ thống khám chữa bệnh y tế” do Bộ Y tế là chủ dự án, và 03 Bệnh viện: Bạch Mai, Trung ương Huế và Chợ Rẫy thực hiện. Nội dung của Dự án là xây dựng Chương trình đào tạo liên tục cho các cán bộ y tế trong 9 lĩnh vực thiết yếu: Quản lý điều dưỡng, Kiểm soát nhiễm khuẩn, Quản lý chất lượng Bệnh viện, An toàn người bệnh,…, và tổ chức các khóa đào tạo cho hàng nghìn lượt cán bộ y tế tham dự trên toàn quốc, từ đó tăng cường chất lượng nguồn nhân lực của 3 Bệnh viện trọng điểm, và cải thiện chất lượng dịch vụ y tế tại Việt Nam. Thông qua các Dự án trên, nhiều chuyên gia, tình nguyện viên Nhật Bản đã sang Việt Nam hỗ trợ về chuyên môn kỹ thuật và cử nhiều cán bộ y tế của Việt Nam sang học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Nhật Bản để tăng cường chất lượng nguồn nhân lực cho các cơ sở y tế của Việt Nam. Những cán bộ sau khi được đào tại tại Nhật Bản trở về nước, hầu hết trong số họ đã trở thành các chuyên gia hàng đầu về chuyên môn và quản lý của Bệnh viện. Đến nay, các dự án được Bệnh viện Bạch Mai tiếp tục triển khai một cách hiệu quả thông qua kênh chỉ đạo tuyến, từ đó lan tỏa đến cả hệ thống các bệnh viện vệ tinh, bệnh viện tuyến dưới, góp phần nâng cao chất lượng y tế của Việt Nam. Đặc biệt, với sự hỗ trợ của Nhật Bản và các tổ chức quốc tế khác trong công tác phòng chống dịch như dịch SARS năm 2003, H5N1, H1N1… và gần đây là đại dịch COVID-19… Việt Nam đã được Tổ chức y tế thế giới (WHO) công nhận là quốc gia đầu tiên trên thế giới khống chế thành công dịch SARS.

Với sự giúp đỡ quý báu của Nhật Bản, hệ thống y tế của Việt Nam tiến bộ mạnh mẽ và phát triển không ngừng, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân trong thời kỳ mới cũng như ứng phó kịp thời đối với các dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi và tái xuất hiện trong thời gian qua.

Trải qua hơn 112 năm hình thành và phát triển, Bệnh viện Bạch Mai đã tạo dựng được niềm tin và sự tín nhiệm của mọi tầng lớp nhân dân với tư cách là bệnh viện hạng đặc biệt hàng đầu của Việt Nam với quy mô 3.600 giường bệnh; 57 khoa phòng với đội ngũ nhân lực chất lượng cao, là nơi hội tụ nhiều chuyên gia đầu ngành trong cả nước, và 1 trường cao đẳng y tế. Bệnh viện là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực y tế cho cả nước và nghiên cứu, ứng dụng, cập nhật các kỹ thuật tiên tiến, hiện đại trên thế giới gồm nhiều kỹ thuật tiên tiến của Nhật Bản về Việt Nam, từ đó chuyển giao cho các cơ sở y tế trong cả nước.

Hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu từ Nhật Bản và Việt Nam tập trung vào những vấn đề nổi bật về thách thức, chiến lược kiểm soát và quản lý các bệnh không lây nhiễm cũng như các lĩnh vực ưu thế của Bệnh viện như Tim mạch, Đột quỵ, Đái tháo đường, Hô hấp được trình bày dưới nhiều hình thức đa dạng. Tại Hội thảo khoa học lần này, chúng ta sẽ được nghe giới thiệu về thành tựu hợp tác giữa Bệnh viện Bạch Mai và các đối tác Nhật Bản trong những năm qua. Đây cũng là một trong những hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản.

Hy vọng, Hội thảo sẽ mang lại những thông tin bổ ích cho các quý vị đại biểu và cũng là diễn đàn để chia sẻ kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm quý báu của các chuyên gia y tế trong cả nước

Tôi xin trân trọng cảm ơn sự tham dự và đồng hành của các quý Thầy/ Cô, các nhà khoa học, các đồng nghiệp Nhật Bản và Việt Nam. Cảm ơn các cơ quan, đơn vị tài trợ cho Hội thảo.

Kính chúc Hội thảo thành công tốt đẹp!

Chương trình

7:30 - 9:00 9:00 - 10:35 10:35 - 12:00 12:00 - 13:30 13:30 - 16:15 16:15 - 16:45
Hội trường lớn Khai mạc Hội thảo Phiên toàn thể 1: Thực trạng và thách thức của các bệnh không lây nhiễm Phiên toàn thể 2: Chiến lược kiểm soát và quản lý các bệnh không lây nhiễm Hội thảo vệ tinh 2 - Ăn trưa: Cutting edge technology
(Fujifilm, Alcopha, mediVR, Sumitomo Heavy Industries)
Phiên chuyên đề số 2: Đột quỵ não Phiên toàn thể 3: Định hướng hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong phòng, chống các bệnh không lây nhiễm
Hội trường Đặng Văn Chung Hội thảo vệ tinh 1 - Ăn trưa: Diagnosiss support
(Olympus, Konica Minolta, Daiichi-Sankyo, Systembit, Excel Creates)
Phiên chuyên đề số 1: Tim mạch
Hội trường 501 Hội thảo vệ tinh 3 - Ăn trưa: Patient support
(Wizwe, IIMS-VNM, Otsuka Pharmaceutical, Zeria Pharmaceutical)
Phiên chuyên đề số 3: Đái tháo đường - Béo phì - Dinh dưỡng
Hội trường Quốc tế Phiên chuyên đề số 4: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và Hen

HỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM - NHẬT BẢN

PGS.TS Tô Huy Rứa

Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản

LÃNH ĐẠO BỘ Y TẾ

Bà Đào Hồng Lan

Bộ trưởng Bộ Y tế

PGS.TS Đỗ Xuân Tuyên

Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế

GS.TS.BS Trần Văn Thuấn

Thứ trưởng Bộ Y tế

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Liên Hương

Thứ trưởng Bộ Y tế

PGS.TS.BS Lương Ngọc Khuê

Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế

TS.BS Đặng Quang Tấn

Vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế, Bộ Y tế

GS.TS.BS Phan Trọng Lân

Cục Trưởng Cục Y tế dự phòng

TS.BS Hoàng Minh Đức

Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Báo Cáo Viên

PGS.TS.BS Đào Xuân Cơ

Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai

PGS.TS.BS Vũ Văn Giáp

Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Bạch Mai

TS Tokuaki Shobayashi

Cố vấn chính sách Y tế của Bộ Y tế Việt Nam

TS Minoru Akiyama

Giám đốc điều hành MEJ

TS Hiroki Nakatani

Cố vấn cao cấp Chủ tịch ERIA

GS.TS.BS Hiroyasu Iso

Giám đốc, Viện Nghiên cứu Chính sách Y tế Toàn cầu, Cục Hợp tác Y tế Quốc tế, Trung tâm Y tế và Sức khỏe Toàn cầu Quốc gia

TS. Masayuki Hojo

Trưởng khoa Hô hấp, Trung tâm Y tế và Sức khỏe Toàn cầu Quốc gia (NCGM)

BS Hiroshi Kajio

Trưởng khoa Đái tháo đường, Nội tiết và Chuyển hóa, Trung tâm Y tế và Sức khỏe Toàn cầu Quốc gia (NCGM)

TS Shinsuke Muto

Chủ tịch Công ty TNHH Integrity Healthcare

Ông Kenji Shinkai

Giám đốc Hỗ trợ Quốc tế về Thực phẩm và Dinh dưỡng (AIN)
Dự án Thiết lập Hệ thống Dinh dưỡng Việt Nam (VINEP)
Quỹ Ajinomoto vì lợi ích cộng đồng

BS Kazunori Toyoda

Phó Giám đốc bệnh viện
Chủ nhiệm Khoa Đột quỵ và Bệnh lý mạch máu não
Trung tâm não và tim mạch quốc gia

GS.TS Trần Diệp Tuấn

Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh

PGS.TS.BS Nguyễn Lân Hiếu

Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS.BS Phạm Mạnh Hùng

Viện trưởng Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai

PGS.TS.BS Phan Thu Phương

Giám đốc Trung tâm Hô Hấp, Bệnh viện Bạch Mai

TS Lê Quang Toàn

Trưởng khoa Nội tiết Đái tháo đường, Bệnh viện Nội tiết Trung ương

PGS.TS.BS Nguyễn Văn Chi

Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai

PGS.TS.BS Nguyễn Đỗ Huy

Viện dinh dưỡng Quốc gia

GS.TS.BS Trương Quang Bình

Trường Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh

TS.BS Hoàng Việt Anh

Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo - Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Bạch Mai

TS.BS Lê Khắc Bảo

Giám đốc Trung tâm Giáo dục Y học - ĐH Y dược Thành phố Hồ Chí Minh
Phó Trưởng Khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhân dân Gia Định

TS Trần Quốc Bảo

Trưởng phòng Kiểm soát bệnh không lây nhiễm, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

PGS.TS.BS Vũ Thị Thanh Huyền

Trưởng khoa Nội tiết Cơ xương khớp, Bệnh viện Lão khoa Trung ương

TS.BS Bùi Văn Khánh

Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai

TS.BS Võ Hồng Khôi

Phó trưởng Bộ môn Thần Kinh - ĐH Y Hà Nội
Trưởng Bộ môn Nội Thần kinh Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội

TS.BS Đoàn Phương Lan

Phó Chủ tịch Hội Hô hấp Hà Nội

GS.TS. Đỗ Doãn Lợi

Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai

PGS.TS.BS Vũ Đăng Lưu

Giám đốc Trung tâm Điện quang, Bệnh viện Bạch Mai

GS.TS. Huỳnh Văn Minh

Đại học Y Dược Huế

TS.BS Nguyễn Thành Nam

Giám đốc Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai.

TS.BS Đào Việt Phương

Phó chủ nhiệm Bộ môn Đột Quỵ và Bệnh lý mạch máu não - ĐH Y Dược - ĐH quốc gia Hà Nội

PGS.TS.BS Nguyễn Ngọc Quang

Phó Viện trưởng Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai

BSCKII Bùi Phương Thảo

Phó trưởng khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai.
Bộ môn Nội, trường Đại học Y Hà Nội

TS.BS Nghiêm Nguyệt Thu

Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai

TS.BS Lê Văn Tuấn

Trưởng Bộ môn Thần kinh trường ĐH Y Dược TP HCM - Phó trưởng khoa TK BV Chợ Rẫy - Tổng thư ký hội Thần kinh Việt Nam

BSCKII Nguyễn Thị Thanh Vân

Trưởng phòng Động kinh và thần kinh trẻ em - Trung tâm thần kinh bệnh viện Bạch Mai

Đăng Ký

  • Đăng ký tham dự miễn phí
  • Được tra cứu và tải các bài báo cáo, tài liệu hội nghị trên website
  • Được đặt câu hỏi và nhận trả lời trực tuyến tuyến của Diễn giả
  • Được tham gia các lớp CME và có cơ hội nhận chứng chỉ CME
  • Được nhận các thông tin chuyên môn y khoa từ Bệnh viện Bạch Mai qua email

Trân trọng cảm ơn tới ban tổ chức

Trân trọng tri ân các nhà tài trợ

Nhà Tài Trợ Vàng

Nhà Tài Trợ Bạc

Đồng Tài Trợ